Giữa lối sống ngày càng hiện đại, có thể nhận thấy ghế sofa không chỉ còn là những đồ vật gia đình tạo sự êm ái thoải mái để mọi người nghỉ ngơi, quay quần bên nhau mà còn trở thành nét thanh lịch, sang trọng trong không gian của chúng ta. Tuy nhiên, để giữ được sự an toàn khi sử dụng thường xuyên cũng như thẩm mĩ cho căn phòng sau một thời gian, việc vệ sinh ghế sô pha là vô cùng thiết yếu.
Việc phân loại chất liệu của chiếc ghế trong gia đình, công ty cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc chọn cách thức và máy móc để vệ sinh. Do đó, những thông tin, mẹo hữu ích về cách thức vệ sinh ghế sofa vải dưới đây từ Vệ Sinh Hà Linh sẽ giúp bạn giải quyết những vết bẩn cứng đầu vừa trả lại nét thẩm mỹ trong không gian sống của bạn.
1. Nguyên nhân khiến sofa vải dễ bị bẩn:
Ghế sofa từ lâu đã được mọi người yêu thích và đặt trong căn phòng của mình bởi vẻ ngoài tăng tính hiện đại cũng như bởi sự tiện dụng của nó trong đời sống hằng ngày. Việc liên tục có sự tiếp xúc với cơ thể và đặt tại một vị trí trong thời gian dài sẽ tạo những vết bẩn, bám bụi lên ghế. Vì thế, để có cách vệ sinh ghế sofa vải một cách hợp lý nhất, bạn cần phải tìm hiểu rõ những nguyên nhân khiến sofa của bạn bám bẩn:
- Bụi bẩn trong không khí: Dù không gian của bạn có kín đến đến mức nào thì bụi mịn trong không khí vẫn luôn tồn tại xung quanh đặc biệt ở những khu trung tâm thành phố, nhiều khói bụi. bên cạnh đó, có thể bụi bám trên quần áo bạn từ bên ngoài, môi trường ô nhiễm,.. những điều này đều là nguyên nhân tiềm ẩn khiến sofa vải dễ bẩn. Lâu ngày, những bụi mịn ấy len lỏi vào bên trong lớp vải, nếu không biết cách vệ sinh sofa vải thường xuyên, chúng sẽ đóng thành những mảng ố vàng, lớp bui cứng đầu gây ra những tác hại không ngờ đến sức khỏe.
- Mồ hôi trên cơ thể con người: Vì sofa mang lại cảm giác êm ái, thư giãn khi chúng ta nghĩ ngơi hay là nơi thoải mái để tiếp khách nên chúng ta luôn là những người tiếp xúc trực tiếp lên ghế. Tuyến mồ hôi, bã nhờn luôn được tiết ra hằng ngày trong quá trình hoạt động lại vô tình bám vào ghế khi chúng ta ngồi, nằm hay dựa vào đó khiến ghế bị bẩn, xỉn màu.
- Nước uống, thức ăn rơi trên ghế: Bởi vì sự tiện ích của ghế nên ắt hẳn chúng ta đôi lần ngồi trên sofa để ăn uống, vui đùa. Thế nên, những vụn thức ăn, giọt nước trong quá trình ăn uống rơi vãi ra xung quanh mà chúng ta không để ý lại bám vào trên ghế và các ngóc ngách sâu bên trong. Những vết bẩn này luôn cần được đưa ra cách làm vệ sinh sofa vải hợp lý nếu không chúng sẽ cứng đầu, khó làm sạch được.
- Lông và chất thải của thú cưng: Những khách hàng nuôi trong gia đình mình thú cưng như chó, mèo đều biết chúng rất hiếu động và thích thú được leo trèo trên sofa. Trong một quãng thời gian ,có thể ghế sofa bị bám lại những chất lại như nước tiểu, phân chân đưa làm sạch hay lông của thú cưng rụng qa bám trên ghế. Những điều này vừa tạo vết bẩn khó vệ sinh đôi khi lại bốc mùi hôi nếu không được chú ý về cách vệ sinh ghế sofa bằng vải kĩ lưỡng.
2. Đọc kỹ hướng dẫn từ nhà sản xuất trước khi vệ sinh sofa vải:
Vệ sinh ghế sô pha vải - công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và sức lực của người thực hiện khi phải tìm hiểu kỹ lưỡng nhiều yếu tố trước khi bắt tay vào vệ sinh. Chúng ta không thể tùy ý dùng hóa chất bất kỳ hay loại máy móc, nhiệt độ nào để vệ sinh sofa đặc biệt là sofa vải mà phải xem xét cẩn thận, hiểu rõ hướng dẫn từ nhà sản xuất. Những tem/ nhãn mác trên ghế hay tờ hướng dẫn sử dụng mà bạn thấy tưởng chừng vô ích nhưng lại hữu dụng không ngờ. Bạn phải lưu ý những ký tự được nhà sản xuất nhắc đến:
- Mã “W” (Water - nước): Có thể sử dụng nước để làm sạch ghế sofa vải và bọc đệm ghế, đây có lẽ là cách thức tiện lợi nhất cho việc tự vệ sinh ghế sofa vải tại nhà.
- Mã “S” (Solvent - dung môi): Điều này đồng nghĩa khi vệ sinh bạn chỉ có thể sử dụng dung môi để làm sạch sofa vải hoặc dung môi giặt khô, các sản phẩm làm sạch không chứa nước. Nếu sofa có mã này nhưng lại được làm sạch bởi nước hay bất kỳ dung môi chứa nước sẽ khiến cho bề mặt ghế của bạn nhàu nát, vải co rút, phai màu vải hay thậm chí để lại cặn trên ghế. Tuy nhiên, khi thao tác vệ sinh ghế sô pha vải bằng dung môi giặt khô bạn cần đọc kỹ thành phần bởi vì chúng sẽ gây hại sức khỏe nếu không được dùng đúng cách.
- Mã “WS” hoặc “SW”: Khi nhìn thấy mã này trên thẻ hướng dẫn, bạn nên cảm thấy nhẹ nhõm vì ghế sofa của bạn có thể được sử dụng bằng cả hai phương thức để vệ sinh: nước và dung môi. Thế nhưng, đôi khi ghế vẫn sẽ xuất hiện hiện tượng co rút, nhàu nát sau khi giặt nên bạn cần thử nghiệm trước ở một vị trí khó thấy trước khi vệ sinh toàn bộ để kiểm tra xem ghế của mình có dấu hiệu gì không.
- Mã “X” (Chỉ nên được làm sạch chuyên nghiệp): Không phải loại ghế nào cũng có thể tự thao tác với cách vệ sinh ghế sofa vải tại nhà mà cần có sự can thiệp của những bên dịch vụ biết rõ cách thức cũng như máy móc chuyên dụng. Khi nhìn thấy mã này, ghế sô pha không thể được làm sạch bằng nước hay dung môi nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sofa. Ghế cần được vệ sinh bởi một nơi chuyên nghiệp, có chuyên môn để đảm bảo an toàn.
Tham khảo về dịch vụ vệ sinh ghế sofa tại nhà của Vệ Sinh Hà Linh
3. Cách vệ sinh ghế sofa chất liệu: nhung, nỉ, vải bố đơn giản tại nhà:
Việc vệ sinh ghế sofa vải không phải quá khó khăn nếu ta nắm được những phương thức, mẹo hay nhưng không hẳn đơn giản nếu bạn không phân loại được từng chất liệu vải khác nhau để vệ sinh được đúng cách. Dưới đây là một số tham khảo có thể giải quyết những vấn đề nan giải về vệ sinh ghế sofa vải:
3.1. Hướng dẫn làm sạch mực dính trên ghế sô pha vải:
Nếu phát hiện có vết mực dính trên sofa, bạn cần vệ sinh ngay để mực không bị dính bẩn hẳn vào bề mặt ghế. Với chất liệu vải nỉ, chúng ta có thể dùng cồn (nên dùng cồn 70 độ) để tẩy vết mực nhưng cần lưu ý không nên dùng cồn với nồng độ quá lớn sẽ ảnh hướng đến bề mặt vải ghế. Bạn dùng cồn đổ lên vị trí có dính vết mực, đợi một lúc cho cồn ngấm vào và làm tan vết mực ra rồi dùng khăn khô lau qua chỗ bẩn ấy cho đến khi sạch. Nếu bạn sử dụng cồn quá đậm sẽ gây phai màu vải ghế nên trong trường hợp này, có thể pha cồn với một ít nước cho loãng.
Không chỉ vậy, bạn cũng có thể sử dụng chai xịt xe tẩy nội thất xe hơi như một dung dịch vệ sinh ghế sofa vải, sau khi xịt dung dịch lên ghế 2 - 3 phút bạn dùng khăn lau sạch rồi đem đi giặt để đảm bảo ghế được vệ sinh. Bạn cần chú ý phải đọc kỹ thành phần trong chai xịt để tránh trường hợp ảnh hướng sofa.
3.2. Dùng baking soda:
Baking soda như một trợ thủ đắc lực trong vệ sinh ghế sofa nỉ bởi không chỉ giúp xóa sạch những mảng bám bẩn, khử đi mùi hôi ám vào ghế mà còn tiết kiệm chi phí, dễ thực hiện. Khi sử dụng baking soda bạn có hai cách để áp dụng cho quá trình vệ sinh:
- Rắc trực tiếp lên bề mặt vết bẩn: Đầu tiên, rắc một ít soda lên vị trí bạn cần làm sạch sau đó để baking soda trên bề mặt ghế từ 30 - 40 phút cho thấm vào. Tiếp theo, bạn dùng máy hút bụi để hút những bụi bẩn cũng như soda ra khỏi ghế và cuối cùng dùng khăn khô lau thật sạch lại chỗ bạn vừa mới rắc. Cách thức này ưu tiên cho những ghế sô pha gia đình có kích thước rộng rãi.
- Pha baking soda với nước ấm và xà phòng: Cách vệ sinh ghế sofa bằng vải này có thể tác động toàn bộ hoặc một phần bề mặt ghế. Trước hết, pha dung dịch baking soda cùng nước ấm, xà phòng theo tỉ lệ 1:1, kế đến khuấy đều dung dịch đến khi tạo bọt rồi cho vào bình xịt phun sương. Sau đó, phun trực tiếp bình xịt lên bề mặt vải ghế hoặc phủ bọt của dung dịch vào rồi đợi tầm 30 phút cho dung dịch này được tấm vào các mảng bám vết bẩn. Cuối cùng, dùng bàn chải chải đều các sợi vải nhưng chú ý chải cùng chiều và nhẹ nhàng để ghế của bạn không bị xơ vải, gây hư hỏng.
3.3. Dùng xà phòng:
Nếu sofa nhà bạn có chất vải bố, vải nỉ, vải nhung cần được vệ sinh và làm sạch, đánh bay những vết bẩn, vết dính thì xà phòng được xem như cách vệ sinh ghế sofa vải hữu dụng.
- Đầu tiên, dùng xà phòng pha một thau nước ấm rồi tháo bọc ngoài của sofa đem ngâm trong thau.
- Sau tầm 30 - 45 phút, bạn dùng bàn chải, giặt sạch như bình thường rồi phơi khô ráo. Với phần khung của sofa không thể tháo rời, bạn có thể sử dụng máy hút bụi cầm tay vệ sinh những bụi bẩn bám trong ghế.
3.4. Dùng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng không hại da tay, không kích ứng mông: CIF:
Đôi khi, những vết bẩn bám lâu ngày, cứng đầu không thể được vệ sinh, làm sạch bằng nước hay xà phòng đơn giản mà cần những dung dịch vệ sinh ghế sofa vải chuyên dụng hơn như dung dịch tẩy rửa chuyên dụng.
- Trước hết, bạn phải dùng máy hút bụi để làm sạch những bụi bẩn bám trên ghế, trên kẽ ghế hay những nơi mà bạn ít để ý đến..
- Kế đến, pha dung dịch tẩy rửa chuyên dụng với nước, sau đó phun trực tiếp trên bề mặt ghế sô pha, chờ tầm 15 - 20 phút cho hóa chất thấm và những vết bẩn.
- Tiếp theo, tháo bọc ghế để giặt sạch với nước, nếu vết bẩn vẫn còn thì bạn nên phun thêm một lớp nữa để hóa chất ngấm đều và tẩy mạnh hơn. Tuy nhiên cách này lại đòi hỏi sự cẩn thận rất nhiều trong khâu chọn dung dịch tẩy rửa vì nếu không nó sẽ hại da tay và gây kích ứng khi bạn ngồi, tiếp xúc trên ghế.
Vệ sinh sạch Hà Linh luôn cố gắng cung cấp những dịch vụ vệ sinh công nghiệp hoàn chỉnh từ khâu đón tiếp đến chất lượng sản phẩm. Với sự mệnh không ngừng phát triển và cải tiến từ chuyên môn đến máy móc, chúng tôi luôn mong muốn mang lại cho khách hàng môi trường sống và làm việc sạch sẽ, vệ sinh.
Vệ sinh ghế sofa bằng vải tuy không phải quá khó nhưng cần sự tìm hiểu kỹ và biết những mẹo hay khi thao tác mới có thể đánh bay những vết bẩn làm mất thẩm mỹ không gian của bạn. Những thông tin trên đây là chia sẻ của chúng tôi để bạn có thể áp dụng trong vệ sinh ghế sofa vải tại nhà cực hiệu quả. Nếu cần được sự hỗ trợ hay tư vấn, bạn có thể gọi về hotline liên hệ với Vệ Sinh Hà Linh để nhận được những thông tin rõ ràng, hữu ích nhất hoặc tìm hiểu về bảng giá dịch vụ giặt sofa tại nhà.